Cholesterol là gì
Tin tức

Cholesterol là gì? Có những loại nào

Cholesterol là một chất có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Cholesterol có mặt hầu hết trong các bộ phận trên cơ thể, giúp cơ thể phát triển và hoạt động bình thường. Tuy nhiên, bản chất của Cholesterol là gì ít ai hiểu rõ được. Bài viết này của pressbistro.com sẽ mang đến những thông tin đầy đủ giúp bạn làm sáng tỏ về Cholesterol, đừng bỏ lỡ nhé.

I. Khái niệm về Cholesterol là gì?

Cholesterol
Cholesterol chính là chất béo có trong máu

Cholesterol là một chất béo có trong máu, tất cả các tế bào trong cơ thể và có vai trò quan trọng trong hầu hết các hoạt động của cơ thể. Cholesterol là một thành phần không thể thiết trong quá trình hoạt động của các tế bào thần kinh, cũng như việc sản xuất ra một số loại nội tiết tố (hormone) giúp cơ thể hoạt động bình thường và khỏe mạnh.

Cholesterol được hình thành từ 2 nguồn chính là trong cơ thể tổng hợp và từ thức ăn. Có khoảng 75% Cholesterol có trong máu được sản xuất từ gan và các cơ quan khác, phần còn lại có từ thức ăn. Các loại thực phẩm chứa Cholesterol đều là các loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật như sữa, thịt, lòng đỏ trứng, nội tạng động vật,…

Nhiều người cho rằng Cholesterol là một trong những tác nhân gây ra các bệnh lý về mỡ máu, tim mạch,.. là hoàn toàn đúng những không phải ai cũng biết cơ thể cũng phải cần đến chất này. Tuy nhiên nếu lượng Cholesterol quá cao trong máu sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

II. Cholesterol có mấy loại?

Cholesterol được phân làm 2 loại chính là LDL Cholesterol (xấu)  và HDL Cholesterol (tốt)

1. LDL Cholesterol

LDL – Cholesterol là gì? Loại Cholesterol này có vai trò vận chuyển ở trong cơ thể. Nếu có quá nhiều loại này trong máu thì có nguy cơ xuất hiện hiện tượng lắng đọng mỡ ở thành mạch máu (đặc biệt ở tim và phổi) làm tăng nguy cơ các bệnh về mạch vành và đột quỵ. Do đó mà LDL – Cholesterol được gọi là Cholesterol xấu.

Các mảng xơ vữa động mạch dẫn dẫn sẽ gây hẹp hoặc tắc mạch máu, thậm chí còn vỡ mạch máu đột ngột, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như tai biến, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não có thể dẫn đến tử vong.

Cholesterol có nhiều trong cơ thế là do di truyền từ cha mẹ, chế độ ăn uống, các thói quen không tốt cho sức khỏe như hút thuốc, không tập thể dục hoặc những người có tiền sử về huyết áp cao, đái tháo đường.

2. HDL Cholesterol

Cholesterol
Cholesterol rất cần thiết cho quá trình hoạt động của thần kinh

Ngược lại với LDL thì HDL – Cholesterol đóng vai trò vận chuyển các Lipid Steroid từ máu về gan, đồng thời đưa các Cholesterol ra khỏi mảng xơ vữa động mạch nhằm hạn chế gây ra các biến chứng về tim mạch nguy hiểm. HDL – Cholesterol chiếm khoảng 20 -30% hàm lượng trong máu.

Hàm lượng HDL – Cholesterol giảm do các thói quen xấu như thuốc lá, rượu bia, ăn uống không khoa học, thừa chất béo, lười vận động thể dục thể thao,…

Ngoài ra còn có một biến thể của LDL – Cholesterol là Lp(a) Cholesterol. Nếu hàm lượng Lp(a) Cholesterol trong máu tăng có thế dẫn đến nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa động mạch.

III. Chỉ số Cholesterol trong máu là gì?

Bạn cần phải xét nghiệm máu để biết được chỉ số Cholesterol là gì, xét nghiệm này còn được gọi là Lipid Panel.

Theo khuyến cáo của Hội tim mạch Việt Nam, mọi người cần nên đi khám định kỳ 5 năm 1 lần để có thể cung cấp được các thông tin về về cholesterol toàn phần, HDL cholesterol, LDL cholesterol và triglycerides. Thông qua xét nghiệm này, bạn có thể biết được hàm lượng Cholesterol có trong cơ thể mình, từ đó có thể điều chỉnh khẩu phần ăn, chế độ sinh hoạt để đạt được mức độ Cholesterol hợp lý nhất.

Chỉ số Cholesterol được đo bằng mg/dL, với một người bình thường chỉ số này sẽ theo các thông số như sau:

  • Cholesterol toàn phần: khoảng từ 125 – 200mg/dL
  • HDL cholesterol: từ 40mg/dL trở lên
  • LDL cholesterol: dưới 100mg/dL
  • Triglycerides: dưới 150 mg/dL

Một lưu ý nhỏ trước khi xét nghiệm Cholesterol bạn không ăn bất cứ thứ gì trong vòng từ 9 đến 12 tiếng đồng hồ.

IV. Ý nghĩa của Cholesterol với cơ thể con người

Xét nghiệm Cholesterol để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp với cơ thể

Việc đi tìm hiểu vai trò cụ thể của Cholesterol là gì sẽ giúp các bạn có thể hình dung dễ dàng về chất này. Dưới đây là những tác dụng của Cholesterol:

  • Cholesterol là nguồn sản xuất Hormone Steroid để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể
  • Tổng hợp nên Cortisol để tham gia vào quá trình điều tiết hàm lượng đường có trong máu.
  • Giữ nước và muối trong cơ thể do chất béo Steroid Cholesterol sinh ra hormone aldosterone
  • Hạn chế được khả năng gây nguy hại cho cơ thể do các vi khuẩn, virus gây ra.
  • Hình thành lên lớp vỏ Myelin của tế bào thần kinh giúp ngăn cách các dẫn truyền xung thần kinh
  • Làm lành những vết thương nhanh chóng và ngăn ngừa tình trạng bị nhiễm trùng.
  • Là thành phần không thể thiếu khi cấu tạo nên các tế bào trong cơ thể
  • Tham gia vào quá trình sản xuất dịch mật ở gan để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn
  • Chống oxy hóa cho cơ thể. Ngoài ra, khi phẫu thuật có nhiều động mạch, tĩnh mạch, mô hay các tế bào bị cắt, lúc này gan sẽ nhanh chóng sản xuất ra Cholesterol để dọn sạch và làm lành tổn thương.

V. Làm thế nào để giảm hàm lượng Cholesterol tăng cao trong máu?

Khi hàm lượng Cholesterol trong máu tăng cao sẽ làm rối loạn chuyển hóa và các bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, để giảm hàm lượng Cholesterol trong máu bạn cần có một chế độ ăn uống, vận động khoa học và có thể phải sử dụng thêm các loại thuốc điều trị rối loạn Lipid máu

1. Chế độ ăn khoa học sẽ giúp làm giảm Cholesterol

Cholesterol
Nên ăn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, tăng cường Cholesterol HDL

Giảm chất béo bão hòa: Chất này được tìm thấy trong thịt đỏ, các sản phẩm từ sữa cũng có thể làm tăng hàm lượng Cholesterol. Vì thế, việc giảm tiêu thụ chất béo bão hòa cũng như chất béo chuyển hóa sẽ làm giảm được lượng Cholesterol xấu LDL

Bổ sung axit Omega 3: Axit béo Omega 3 thường có trong cá hồi, cá thu, hạt óc chó,… chất này sẽ giúp tăng cường Cholesterol HDL tốt cho cơ thể.

Tăng cường chất xơ: Chất xơ sẽ giúp hấp thụ Cholesterol vào trong máu. Chất xơ hòa tan thường có trong các thực phẩm như đậu hà lan, bột yến mạch, chuối, táo,…

2. Tăng cường luyện tập thể dục, thể thao

Các hoạt động thể chất cũng giúp làm tăng Lipoprotein tỷ trọng cao HDL. Bạn nên luyện tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày bằng các bài tập như đi bộ nhẹ nhàng sau bữa ăn, chơi các bộ môn thể thao yêu thích,…

Bên cạnh đó, bạn cũng nên loại bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia, …

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại dược thảo hỗ trợ làm giảm Cholesterol. Hiện này có nhiều loại dược thảo có thể hỗ trợ làm giảm hàm lượng Cholesterol trong máu. Các sản phẩm này nên được chỉ định và hướng dẫn sử dụng của bác sĩ kê đơn.

Với những thông tin mà chúng cung cấp bên trên, hi vọng giúp các bạn hiểu rõ hơn về Cholesterol là gì, cũng như các cách để cân bằng lượng Cholesterol có trong cơ thể.