eczema là gì
Tin tức

Bệnh eczema là gì? Nguyên nhân, phương pháp điều trị

Eczema thường gây ra tình trạng phát ban đỏ, mụn nước, da bong tróc và gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người bệnh. Căn bệnh này diễn ra theo mùa và thường tái phát nhiều lần nếu điều trị không đúng cách. Để hiểu rõ hơn eczema là gì, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của pressbistro.com nhé.

I. Eczema là gì?

eczema
Eczema là một loại bệnh viêm da

Eczema hay còn được gọi là chàm eczema, đây là một căn bệnh viêm da dị ứng, thường xảy ra khi thời tiết giao mùa. Tuy căn bệnh này không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có ảnh hưởng lớn về tính thẩm mỹ, ngoại hình của người bệnh.

Việc điều trị dứt điểm bệnh eczema là rất khó. Hầu hết người bệnh sẽ được tập trung điều trị những triệu chứng, chữa lành vết thương và phòng ngừa nguy cơ tổn thương mới trên da. Bên cạnh đó, người bệnh cũng phải kiên trì và có sự quyết tâm thì việc điều trị eczema mới thực sự đạt hiệu quả cao.

Dựa vào đặc điểm của bệnh thì eczema được chia thành các loại sau:

  • Chàm khô: gây ra tình trạng da khô, bong tróc, nứt nẻ.
  • Chàm thể tạng: đây là tình trạng chàm bùng phát theo từng đợt, gây ra tình trạng ngứa nghiêm trọng và phát triển mãn tính.
  • Chàm bội nhiễm: gây ra tình trạng mụn nước, nhiễm trùng trên da.
  • Chàm đồng tiền: có hình dạng giống với đồng xu.
  • Chàm tổ đỉa: đây là tình trạng nổi nhiều mụn nước ở bàn tay, bàn chân.
  • Chàm bã nhờn: với đặc trưng chính là da có vảy, bết dính và thường tập trung ở đầu, mặt.

II. Những biểu hiện của bệnh eczema

Sau khi biết được eczema là gì, bạn cũng nên nắm chắc những triệu chứng, dấu hiệu của bệnh để có thể phát hiện kịp thời. Hầu hết những người mắc eczema đều có triệu chứng phổ biến là cảm giác ngứa ngáy, từng mụn nước xuất hiện theo đợt và hay tái phát, da căng khô, rất khó chịu.

Bên cạnh đó, tùy theo mức độ nặng nhẹ mà dấu hiệu của eczema có thể khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Hiện tượng tấy đỏ: người bị eczema sẽ cảm thấy nóng, sưng và ngứa ngáy, tấy đỏ các vùng da trên cơ thể.
  • Xuất hiện mụn nước: tại những vùng da bị tấy đỏ sẽ xuất hiện các mụn nước li ti, sau đó chúng sẽ lan rộng sang vùng da khác. Bên trong mụn nước thường có dịch trong, khiến người bệnh cảm thấy ngứa rát.
  • Chảy nước: khi những mụn nước bị vỡ, dịch nước màu vàng sẽ chảy ra và tạp thành giếng chàm loang lổ.
  • Da khô, đóng vảy: huyết thanh ở những mụn nước sau khi vỡ sẽ đánh thành vảy trên da. Sau một khoảng thời gian dài, lớp vảy này sẽ bong ra và để lại lớp da nhẵn bóng.

Bệnh eczema sẽ thường tái đi tái lại nhiều lần nên gây ra ảnh hưởng lớn đối với đời sống sinh hoạt của người bệnh. Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải căn bệnh eczema này.

III. Nguyên nhân gây ra bệnh eczema

eczema
Eczema thường là những vết da đỏ bong tróc, gây cảm giác ngứa ngáy

Cho đến nay y học vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh eczema là gì. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh căn bệnh này được gây ra bởi một số yếu tố sau:

  • Yếu tố cơ địa: eczema là căn bệnh ngoài ra có yếu tố di truyền. Vì thế, nếu gia đình có người bị eczema hoặc bị dị ứng thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn so với người khác.
  • Dị ứng theo mùa: bệnh eczema thường xảy ra nhiều vào mùa hè, bởi đây là khoảng thời gian có nhiều phấn hoa nhất.
  • Rối loạn chức năng cơ thể: khi cơ thể bị rối loạn một số chức năng như nội tiết, thần kinh… sẽ khiến da mất đi khả năng bảo vệ trước những tác động của môi trường, vì thế người bệnh dễ mắc những bệnh ngoài da, trong đó có eczema.
  • Những người tiếp xúc quá lâu với nước, sống trong khí hậu khô quanh năm, thiếu độ ẩm, thường xuyên tắm nước quá nóng cũng là nguyên nhân gây ra bệnh eczema.
  • Hệ miễn dịch suy giảm: tình trạng hệ miễn dịch yếu cũng là tăng nguy cơ mắc bệnh eczema.

IV. Phương pháp điều trị bệnh eczema

Như đã chia sẻ khi giải thích eczema là gì, đây là căn bệnh viêm da chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu người bệnh kiên trì điều trị thì có thể ngăn ngừa việc bệnh tái phát trong thời gian dài.

1. Bôi thuốc mỡ

Để điều trị eczema, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng một số thuốc mỡ bôi da như Corticosteroid hay thuốc ức chế calcineurin. Đây là phương pháp được bác sĩ chỉ định khi những phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả.

Tuy nhiên, với thuốc ức chế calcineurin có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì thế, bệnh nhân chỉ được sử dụng thuốc khi có sự chi r định của bác sĩ.

2. Thuốc kháng sinh histamin

eczema
Bôi thuốc mỡ là phương pháp điều trị eczema hiệu quả

Đối với những bệnh nhân bị ngứa nghiêm trọng, việc điều trị không có dấu hiệu thuyên giảm sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc histamin. Tuy nhiên, thuốc này có thể gây ra tình trạng buồn ngủ, vì thế bạn nên sử dụng thuốc vào buổi tối.

3. Liệu pháp ánh sáng

Với phương pháp điều trị bệnh eczema này, các bác sĩ sẽ sử dụng tuia sáng đặc biệt như tia cực tím B, một số loại tia khác để chiếu vào da, giúp người bệnh cải thiện tình trạng tổn thương ở da. Tuy nhiên, liệu pháp ánh sáng này có thể làm tăng nguy cơ lão hóa, ung thư da. Vì thế, người bệnh cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng trước khi điều trị.

V. Một số biện pháp phòng bệnh eczema

Bệnh eczema có xu hướng tái phát theo mùa, vì thế người bệnh cần có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Cụ thể như sau:

  • Nên tránh tiếp xúc với những yếu tố gây bệnh như da động vật, nấm mốc, món ăn gây dị ứng, khói thuốc…
  • Vệ sinh cơ thể đúng cách là một trong những biện pháp phòng eczema hiệu quả. Vì thế bạn nên tắm 1 lần/ngày, mỗi lần không nên quá 15 phút.
  • Lưu ý không nên tắm bằng nước quá nóng, chỉ nên sử dụng nước ấm. Sử dụng các loại xà bông tắm có tính chất dịu nhẹ; nên sử dụng khăn mềm để lau người nhẹ nhàng.
  • Bên cạnh đó bạn cũng nên cấp ẩm cho da. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ da liễu về những sản phẩm dưỡng da phù hợp và khi thoa kem nên thực hiện nhẹ nhàng.
  • Kiểm soát căng thẳng, bởi một trong những yếu tố khiến eczema tái phát chính là căng thẳng. Vì thế, người bệnh cần giữ sự lạc quan, vui vẻ để tình trạng bệnh sớm cải thiện. Một số phương pháp giúp bạn kiểm soát căng thẳng như là tập yoga, nghe nhạc, đi bộ…
  • Ngoài ra, người bệnh cũng nên chọn trang phục có chất liệu mềm để giảm sự ma sát giữa da với quần áo. Nên chọn vải cotton thay vì dạ, len hay những loại vải dễ gây ngứa; đồng thời nên mặc quần áo rộng để hạn chế việc cọ sát với vùng da viêm nhiễm.

Hy vọng qua những thông tin trên đây bạn đã hiểu được bệnh eczema là gì, cũng như nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh. Qua đó, nếu thấy triệu chứng của bệnh thì bạn hãy đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời, cũng như có thể rút ngắn được thời gian điều trị và mức độ nguy hiểm của bệnh nhé.